TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỨC TRỌNG
Trường có mặt bằng hơn 30.000 m2 với khuôn viên độc lập toạ lạc tại khu trung tâm của huyện Đức Trọng, tại cây số 270, ngay cạnh tuyến đường quốc lộ 20, nối thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Lạt. Đứng từ quốc lộ nhìn vào sẽ thấy khung cảnh của trường là một không gian khá lí tưởng cho môi trường sư phạm bởi sân trường rộng rãi, thoáng mát và quanh năm cây xanh rợp bóng bên cạnh những dãy phòng học rất khang trang.
Đặt tại trung tâm của huyện, trường THPT Đức Trọng thực sự có một vị trí khá thuận lợi cho việc học tập, giao lưu văn hoá với những vùng lận cận, nhất là với thành phố Đà Lạt – thành phố của ngàn hoa, thành phố du lịch, đồng thời là trung tâm hành chính, văn hoá, giáo dục của tỉnh. Cách trường chỉ mấy trăm mét cũng là trung tâm hành chính, văn hoá, thể thao của huyện. Ngược lên hướng thành phố Đà lạt, cách trường hơn một cây số là sân bay Liên Khương, là tuyến đường cao tốc nối liền Đức Trọng với Đà Lạt… Sống trong một môi trường văn hoá và khoa học phát triển như thế, các thế hệ trẻ Đức Trọng đã được tiếp thêm nghị lực để có thể dệt nên những ước mơ đẹp cho tương lai!
Cũng thật vinh dự vì từ lúc thành lập cho đến nay, trường luôn mang tên “Đức Trọng” – tên của huyện, cũng là niềm mong ước của nhân dân trong huyện sao cho học sinh của mái trường này đều trở thành những người có đức có tài, luôn trọng tình trọng nghĩa. Cùng với tâm nguyện ấy, trên con đường vươn tới, thầy và trò trường THPT Đức Trọng lại có hành trang quí giá là truyền thống hiếu học, là kết quả nỗ lực học tập rèn luyện để trưởng thành trong suốt nửa thế kỷ của các thế hệ học sinh để có thể gặt hái được thật nhiều hoa thơm quả ngọt.
Trải qua 50 năm, ngôi trường này đã chắp cánh cho bao thế hệ trẻ bay cao, vươn xa. Hiện nay, trên nhiều lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, y tế, giáo dục … của huyện, tỉnh và trên mọi miền đất nước, những cựu học sinh trường THPT đã, đang và sẽ góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày một văn minh hơn, phát triển hơn. Các thế hệ học sinh Đức Trọng vẫn mãi hướng về ngôi trường thân yêu với tình cảm:
Dù mai tung cánh muôn phương
Ơn thầy, nghĩa bạn, tình trường không phai.
THÀNH TÍCH
1.Thành tích của trường
Đã hơn nửa thế kỉ, kể từ khi thành lập trường năm 1962, ở mỗi thời kì phát triển, trường THPT Đức Trọng cũng luôn đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Đặc biệt, từ năm 2005 đến nay, với mục đích phấn đấu “Xây dựng trường chuẩn quốc gia”, thầy và trò trường THPT Đức Trọng đã nỗ lực hơn bao giờ hết trong lãnh vực giảng dạy, học tập cũng như mọi hoạt động sinh hoạt khác của các đoàn thể. Kết quả là trường đã vinh dự nhận được những thành tích đáng quí sau:
- Năm học 2005 – 2006: Trường đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến.
- Năm học 2006 – 2007: Trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến .
- Năm học 2007 – 2008: Trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, được Bộ giáo dục tặng bằng khen “ Hoàn thành xuật sắc nhiệm vụ năm học”
- Năm học 2008 – 2009: Trường đạt Tập thể Lao động xuất sắc, UBND tỉnh tặng bằng khen và cũng năm này, trường được UBND Tỉnh cấp giấy chứng nhận trường đạt chuẩn Quốc gia. Đây là trường THPT đầu tiên của Tỉnh được công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Năm học 2009 – 2010: Trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, được UBND Tỉnh tặng bằng khen.
- Năm học 2010 – 2011: Trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc.
Được UBND Tỉnh Lâm Đồng tặng:
+ Cờ thi đua xuất sắc bậc THPT của Tỉnh
+ Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng Trường đạt chuẩn Quốc gia.
+ Công nhận “ trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3”
Được tặng Cờ thi đua của Chính phủ vì đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm học 2010-2011 của tỉnh Lâm đồng.
Được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen vì “ đã có thành tích trong công tác giáo dục từ năm học 2008-2009 đến năm học 2010-2011, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc”
- Năm học 2011 – 2012: Trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, được nhận bằng khen của UBND Tỉnh Lâm Đồng.
- Năm học 2012 – 2013: Trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, được nhận bằng khen của UBND Tỉnh Lâm Đồng.
- Năm học 2013 – 2014: Trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, được nhận bằng khen của UBND Tỉnh Lâm Đồng, bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh (chuyên đề)
Được tặng Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước đúng vào dịp kỉ niệm 50 năm thành lập trường.
Được Bộ giáo dục tặng bằng khen.
- Năm học 2014 – 2015: Trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, được nhận bằng khen của UBND Tỉnh Lâm Đồng, bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh (chuyên đề)
Được Bộ giáo dục tặng bằng khen.
- Năm học 2015 – 2016: Trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.
Được công nhận lại – Trường chuẩn quốc gia.
* Về mặt hoạt động đoàn thể, đơn vị THPT Đức Trọng cũng đạt được những danh hiệu cao quí:
- Chi bộ được Tỉnh ủy Lâm Đồng khen thưởng.
- Đoàn thanh niên và Hội liên hiệp thanh niên đạt danh hiệu mạnh cấp Tỉnh trong nhiều năm liền.
- Công đoàn trường đã nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Công đoàn vững mạnh xuất sắc, được Tổng liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng tặng bằng khen, cờ thi đua; được nhận bằng khen của công đoàn Giáo dục Việt Nam; được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng cờ luân lưu.
2.Kết quả giáo dục và đào tạo: Từ 2005 đến 2016
HỌC SINH GIỎI Ở CÁC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO:
- Năm học 2013 – 2014: Có 02 học sinh đạt giải ba quốc gia về nghiên cứu khoa học
- Năm học 2015 – 2016: Có 02 học sinh đạt giải khuyến khích quốc gia về nghiên cứu khoa học;
Nhiều học sinh đạt giải quốc gia ở các cuộc thi như thi vô địch tin học văn phòng; giải Toán, giải tiếng Tiếng Anh trên internet, …
3.Hội đồng sư phạm
Tham gia các cuộc thi do Sở và Bộ Giáo dục phát động, giáo viên của trường cũng gặt hái được nhiều thành tích:
- Dự thi dạy học tích hợp:
+ Năm học 2014 – 2015: 2 giải cấp tỉnh; 2 giải quốc gia.
+ Năm học 2015 – 2016: 2 giải cấp tỉnh (1 giải nhất, 1 giải nhì); 2 giải quốc gia (1 giải nhì, 1 giải KK)
- Dự thi ứng dụng Công nghệ thông tin:
+ Năm học 2014 – 2015: Ba giải cấp tỉnh (1 giải nhì, 1 giải ba, 1 giải khuyến khích)
+ Năm học 2015 – 2016: Bốn giải cấp tỉnh (1 giải nhì, 1 giải ba, 2 giải khuyến khích)
LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TRƯỜNG THPT ĐỨC TRỌNG
Năm 1962, trường Trung học Đức Trọng ra đời với một lớp đệ thất (tương đương lớp 6) đặt nhờ tại ấp Thái (nay là trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thị trấn Liên Nghĩa). Đó chính là tiền thân của trường THPT Đức Trọng hiện nay.
Từ đó đến nay, có thể chia quá trình hình thành và phát triển của trường thành các thời kì như sau:
I.Thời kì 1962 – 1975: “Hình thành và từng bước trưởng thành”
Năm học 1962 – 1963: trường chỉ có 1 lớp 6. Thầy Nguyễn Chí là Hiệu trưởng
Năm học 1963 – 1964: trường có 1 lớp 6 và 1 lớp 7, thầy Bùi Đình Sơn là Hiệu trưởng của trường. Tháng 6 năm 1964 trường dời từ ấp Thái về vị trí hiện nay, có 6 phòng học, nhà văn phòng và hội trường nhỏ.
Đến năm học 1966 – 1967: trường có 4 lớp, 09 giáo viên, thầy Phạm Văn Vực là Hiệu trưởng
Năm học 1969 – 1970: có 10 lớp học, trong đó bắt đầu có 01 lớp 10. Cũng trong năm 1970 này, thầy Nông Văn Ngọc được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng.
Năm học 1972 – 1973: có 16 lớp, trong đó có 3 lớp khối cấp III (lớp 10, 11, 12). Năm 1973, Thầy Ngô Thế Phú được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng.
Năm học 1974 – 1975: trường có 15 lớp với hơn 390 học sinh. Trong năm học này, một sự kiện trọng đại mở ra thời kì mới cho đất nước, kỷ nguyên mới cho dân tộc: Đại thắng mùa xuân 1975, Nam – Bắc sum họp, thống nhất đất nước. Ngày 17/05/1975, buổi học đầu tiên của nhà trường chế độ mới được diễn ra, tiếp tục hòan thành năm học 1974-1975 và đưa lịch sử phát triển của trường THPT Đức Trọng bước vào thời kì thứ 2.
II.Thời kì 1975 – 1982: “ Lá cờ đầu của giáo dục tỉnh nhà”
Năm học 1975 – 1976: Toàn bộ khối cấp 3 của trường được chuyển về học tại trường Bồ Đề (nay là vị trí của trường mầm non Sơn Ca). Tháng 5/1975: Thầy Nguyễn Đấu làm trưởng ban điều hành, đến tháng 09/1975, thầy Hòang Xuân Trợ được bổ nhiệm Hiệu trưởng.
Năm học 1976 – 1977: Trường chuyển sang học tại trường Trung Sơn A (nay là trường THCS Nguyễn Trãi).
Năm học 1977 – 1978: Trường chuyển về lại vị trí hiện nay với 8 lớp học, 20 CB-GV.
Năm học 1980 – 1981: Thầy Đặng Đức Sơn được bổ nhiệm Hiệu trưởng.
Năm học 1981 – 1982: thầy Nguyễn Ích Dư và cô Phan Thị Xuân đồng quản lý trường.
III.Thời kì 1982 – 1992: “Trầm lắng trong khó khăn chung của đất nước”
Từ năm học 1982 – 1989: số lớp liên tục tăng qua từng năm, thầy Phạm Hồng Vân là Hiệu trưởng của trường trong giai đọan này.
Năm học 1989-1990: Thầy Hà Xuân Cúc được bổ nhiệm Hiệu trưởng, lúc này trường có 18 lớp.
Năm học 1991 – 1992: Số lớp tăng nhanh lên đến 30 (cả cấp II và cấp III), trường có phòng máy vi tính dạy tin học cho học sinh lớp 10.
IV.Thời kì 1992 – 2002: “Xây dựng và nâng cấp CSVC-KT, thi đua dạy tốt, học tốt”
Năm học 1992 – 1993: tách khối cấp 2 thành trường THCS Lê Hồng Phong, lúc này riêng cấp III tại trường có 19 lớp.
Từ năm học 1993-1994 đến 1995-1996: số lớp liên tục tăng qua các năm học, vào năm 1994 trường trang bị thêm phòng tin học thứ 2.
Vào đầu năm học 1996-1997, được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh, huyện, của Sở GD – ĐT Lâm Đồng và sự góp sức của PHHS, tòan bộ CSVC-KT của trường được xây dựng mới và nâng cấp. Trường có 36 phòng học, các phòng bộ môn: Hóa, Sinh – CN, Vật lý, Tin học, Khu thư viện, phòng hành chính. Năm học này trường có 32 lớp.
Năm học 1997-1998: Hơn 700m tường rào quanh trường được hòan thành. Năm học này trường có 52 lớp bậc THPT.
Đến năm học 2002 – 2003: Trường có 2560 học sinh, 60 lớp và 127 CB – GV - CNV
V.Thời kì 2002 – Nay: “Xây dựng trường chuẩn quốc gia”
Năm học 2003 – 2004: Trường có số lớp bậc THPT nhiều “kỉ lục” so với lịch sử gần 50 năm hình thành và phát triển – 67 lớp. Cũng trong năm học này, trường THPT Nguyễn Thái Bình được hình thành, hơn 30 thầy cô và gần 400 học sinh về công tác và học tập tại trường mới. Sau năm học này, số lớp đựơc giảm xuống tạo điều kiện để THPT Đức Trọng xây dựng đạt chuẩn.
Năm học 2005 – 2006: Trường còn 49 lớp, 105 CB - GV- CNV. Thầy Lê Phú Súy được điều động từ trường THPT Bán công Nguyễn Trãi về làm Hiệu trưởng.
Năm học 2006-2007: trường có 39 lớp, với 1615 học sinh. Quy họach tổng thể được xây dựng và phê duyệt. Cảnh quan, môi trường ngày càng xanh – sạch – đẹp. Hình thành khu công viên hoa, cây cảnh trước trường. Cuối năm học này, bắt đầu khởi công xây dựng dãy nhà 4 tầng – 19 phòng học, 05 phòng thí nghiệm thực hành.
Năm học 2007 – 2008: trường có 36 lớp với 1440 học sinh, gắn với nhiệm vụ nỗ lực thi đua dạy tốt – học tốt của thầy và trò là việc tiếp tục xây dựng dãy phòng học mới.
Năm 2008 – 2009: trường có 38 lớp, 1470 học sinh. Đến tháng 03/2009, dãy nhà 4 tầng được nghiệm thu và đưa vào sử dụng, trường dạy và học chính khóa 1 ca, CSVC của trường khang trang hiện đại gồm 40 phòng học, 04 phòng máy vi tính nối mạng, các phòng bộ môn Lý, Hóa, Sinh – CN, mỗi môn có 02 phòng, có 03 phòng nghe nhìn, 01 phòng học môn Anh văn, 21 máy chiếu projector, 16 máy chiếu đa vật thể, các tổ có phòng sinh họat độc lập.
Từ năm 2009 trở đi: trường có 39 lớp với gần 1500 học sinh.
* Về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học:
- 100% phòng học của học sinh được trang bị máy vi tính, máy chiếu projector, máy chiếu đa vật thể.
- Có 02 phòng học Anh văn, 04 phòng học Tin học, 06 phòng thực hành thí nghiệm cho các môn Hóa học, Vật lý, Sinh học.
* Chất lượng giáo dục:
- Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được khẳng định, năm sau cao hơn năm trườc thể hiện ở các mặt như: đạo đức học sinh, kết quả học tập cũng như các phong trào thi đua của ngành, trong đó tiêu biểu nhất là tham gia dự thi Intel Isef (sau này gọi là “Khoa học kỹ thuật”) từ khi Sở GD-ĐT Lâm đồng tổ chức cho đến nay nhà trường đều có tham gia và đạt nhiều giải cao được Sở GD-ĐT Lâm Đồng tặng giấy khen, được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen, đặc biệt trong 02 năm liền (2009, 2010) có 02 học sinh tham gia dự thi tại Mỹ.
- Phong trào Soạn bài giảng điện tử: các giáo viên của trường đã tham gia thi bài giảng e-learning do Sở cũng như Bộ GD-ĐT tổ chức và đạt nhiều giải cấp tỉnh, cấp quốc gia; được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen.
- Phong trào thi dạy học tích hợp cũng được nhiều giáo viên trong trường hưởng ứng tích cực và đã đạt nhiều giải cao cấp tỉnh và cấp quốc gia.
- Tỉ lệ học sinh đỗ Tốt nghiệp THPT ổn định, nhiều năm đậu 100%; đậu vào đại học và cao đẳng hằng năm là trên 90%; trong đó riêng học sinh đậu đại học từ năm 2011- nay đạt tỉ lệ từ 70-75%. Đặc biệt, năm học 2013 – 2014, lần đầu tiên trường THPT Đức Trọng được đứng vào tốp 200 trường phổ thông có điểm trung bình thi Đại học và Cao đẳng cao nhất nước và đã được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng bằng khen.
- Năm học 2014-2015, Thầy Nguyễn Hữu Thái được điều động từ trường THPT Nguyễn Thái Bình về làm Hiệu trưởng.
* Nhìn chung từ khi Trường THPT Đức Trọng được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đến nay, chất lượng toàn diện của nhà trường ngày càng được nâng lên. Tập thể thầy và trò nhà trường không ngừng phấn đấu để đạt được những thành tích cao, đáp ứng sự kỳ vọng của Ngành, của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như của nhân dân Huyện Đức Trọng.
Năm học
|
Tổng số HS
|
Duy trì sĩ số
|
Xếp loại
|
HS giỏi tỉnh
|
HS giỏi QG
|
Tỉ lệ đỗ TN
| ||
HK tốt
|
HL
| |||||||
Giỏi
|
Khá
| |||||||
2005 - 2006
|
1890
|
98,6%
|
43,4%
|
4,3%
|
34,1%
|
22 HS
|
97%
| |
2006 - 2007
|
1600
|
99,5%
|
44,4%
|
2%
|
27,6%
|
15
|
97%
| |
2007 - 2008
|
1440
|
99,4%
|
48,1%
|
3,3%
|
34,1%
|
14
|
99,3%
| |
2008 - 2009
|
1470
|
99,3%
|
47,6%
|
3,4%
|
30%
|
14
|
1
|
99,6%
|
2009 - 2010
|
1466
|
99,1%
|
64,5%
|
6,2%
|
40.9%
|
13
|
1
|
99.7%
|
2010 - 2011
|
1538
|
99,4%
|
70,7%
|
6,4%
|
50%
|
34
|
100%
| |
2011 - 2012
|
1505
|
99,4%
|
69,5%
|
7,85%
|
50,35%
|
22
|
2
|
100%
|
2012 - 2013
|
1506
|
99,6%
|
65%
|
9,8%
|
53,5%
|
25
|
1
|
100%
|
2013 - 2014
|
1456
|
99,45%
|
70,4%
|
11,7%
|
56,7%
|
32
|
99,79%
| |
2014 – 2015
|
1471
|
99,51%
|
81,55%
|
16,93%
|
58,87%
|
35
|
99,79%
| |
2015 – 2016
|
1464
|
98%
|
88,32%
|
21,58%
|
61,54%
|
37
|
1
|
100%
|
HỌC SINH GIỎI Ở CÁC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO:
- Năm học 2013 – 2014: Có 02 học sinh đạt giải ba quốc gia về nghiên cứu khoa học
- Năm học 2015 – 2016: Có 02 học sinh đạt giải khuyến khích quốc gia về nghiên cứu khoa học;
Nhiều học sinh đạt giải quốc gia ở các cuộc thi như thi vô địch tin học văn phòng; giải Toán, giải tiếng Tiếng Anh trên internet, …
3.Hội đồng sư phạm
Năm học
|
Tổng số CBGV-CNV
|
Danh hiệu thi đua
|
Danh hiệu của trường
| ||
CSTĐ cấp cơ sở
|
CSTT cấp tỉnh
|
Tập thể LĐ
tiên tiến
|
Tập thể LĐ
xuất sắc
| ||
2005 - 2006
|
122
|
35
|
X
| ||
2006 - 2007
|
91
|
25
|
1
|
X
| |
2007 - 2008
|
95
|
21
|
1
|
X
|
X
|
2008 - 2009
|
95
|
24
|
1
|
X
| |
2009 - 2010
|
93
|
23
|
5
|
X
| |
2010 - 2011
|
93
|
28
|
1
|
X
| |
2011 - 2012
|
93
|
25
|
1
|
X
| |
2012 - 2013
|
93
|
28
|
2
|
X
| |
2013 - 2014
|
93
|
20
|
1
|
X
| |
2014 - 2015
|
94
|
15
|
1
|
X
| |
2015 - 2016
|
94
|
16
|
3
|
X
|
Tham gia các cuộc thi do Sở và Bộ Giáo dục phát động, giáo viên của trường cũng gặt hái được nhiều thành tích:
- Dự thi dạy học tích hợp:
+ Năm học 2014 – 2015: 2 giải cấp tỉnh; 2 giải quốc gia.
+ Năm học 2015 – 2016: 2 giải cấp tỉnh (1 giải nhất, 1 giải nhì); 2 giải quốc gia (1 giải nhì, 1 giải KK)
- Dự thi ứng dụng Công nghệ thông tin:
+ Năm học 2014 – 2015: Ba giải cấp tỉnh (1 giải nhì, 1 giải ba, 1 giải khuyến khích)
+ Năm học 2015 – 2016: Bốn giải cấp tỉnh (1 giải nhì, 1 giải ba, 2 giải khuyến khích)
LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TRƯỜNG THPT ĐỨC TRỌNG
Năm 1962, trường Trung học Đức Trọng ra đời với một lớp đệ thất (tương đương lớp 6) đặt nhờ tại ấp Thái (nay là trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thị trấn Liên Nghĩa). Đó chính là tiền thân của trường THPT Đức Trọng hiện nay.
Từ đó đến nay, có thể chia quá trình hình thành và phát triển của trường thành các thời kì như sau:
I.Thời kì 1962 – 1975: “Hình thành và từng bước trưởng thành”
Năm học 1962 – 1963: trường chỉ có 1 lớp 6. Thầy Nguyễn Chí là Hiệu trưởng
Năm học 1963 – 1964: trường có 1 lớp 6 và 1 lớp 7, thầy Bùi Đình Sơn là Hiệu trưởng của trường. Tháng 6 năm 1964 trường dời từ ấp Thái về vị trí hiện nay, có 6 phòng học, nhà văn phòng và hội trường nhỏ.
Đến năm học 1966 – 1967: trường có 4 lớp, 09 giáo viên, thầy Phạm Văn Vực là Hiệu trưởng
Năm học 1969 – 1970: có 10 lớp học, trong đó bắt đầu có 01 lớp 10. Cũng trong năm 1970 này, thầy Nông Văn Ngọc được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng.
Năm học 1972 – 1973: có 16 lớp, trong đó có 3 lớp khối cấp III (lớp 10, 11, 12). Năm 1973, Thầy Ngô Thế Phú được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng.
Năm học 1974 – 1975: trường có 15 lớp với hơn 390 học sinh. Trong năm học này, một sự kiện trọng đại mở ra thời kì mới cho đất nước, kỷ nguyên mới cho dân tộc: Đại thắng mùa xuân 1975, Nam – Bắc sum họp, thống nhất đất nước. Ngày 17/05/1975, buổi học đầu tiên của nhà trường chế độ mới được diễn ra, tiếp tục hòan thành năm học 1974-1975 và đưa lịch sử phát triển của trường THPT Đức Trọng bước vào thời kì thứ 2.
II.Thời kì 1975 – 1982: “ Lá cờ đầu của giáo dục tỉnh nhà”
Năm học 1975 – 1976: Toàn bộ khối cấp 3 của trường được chuyển về học tại trường Bồ Đề (nay là vị trí của trường mầm non Sơn Ca). Tháng 5/1975: Thầy Nguyễn Đấu làm trưởng ban điều hành, đến tháng 09/1975, thầy Hòang Xuân Trợ được bổ nhiệm Hiệu trưởng.
Năm học 1976 – 1977: Trường chuyển sang học tại trường Trung Sơn A (nay là trường THCS Nguyễn Trãi).
Năm học 1977 – 1978: Trường chuyển về lại vị trí hiện nay với 8 lớp học, 20 CB-GV.
Năm học 1980 – 1981: Thầy Đặng Đức Sơn được bổ nhiệm Hiệu trưởng.
Năm học 1981 – 1982: thầy Nguyễn Ích Dư và cô Phan Thị Xuân đồng quản lý trường.
III.Thời kì 1982 – 1992: “Trầm lắng trong khó khăn chung của đất nước”
Từ năm học 1982 – 1989: số lớp liên tục tăng qua từng năm, thầy Phạm Hồng Vân là Hiệu trưởng của trường trong giai đọan này.
Năm học 1989-1990: Thầy Hà Xuân Cúc được bổ nhiệm Hiệu trưởng, lúc này trường có 18 lớp.
Năm học 1991 – 1992: Số lớp tăng nhanh lên đến 30 (cả cấp II và cấp III), trường có phòng máy vi tính dạy tin học cho học sinh lớp 10.
IV.Thời kì 1992 – 2002: “Xây dựng và nâng cấp CSVC-KT, thi đua dạy tốt, học tốt”
Năm học 1992 – 1993: tách khối cấp 2 thành trường THCS Lê Hồng Phong, lúc này riêng cấp III tại trường có 19 lớp.
Từ năm học 1993-1994 đến 1995-1996: số lớp liên tục tăng qua các năm học, vào năm 1994 trường trang bị thêm phòng tin học thứ 2.
Vào đầu năm học 1996-1997, được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh, huyện, của Sở GD – ĐT Lâm Đồng và sự góp sức của PHHS, tòan bộ CSVC-KT của trường được xây dựng mới và nâng cấp. Trường có 36 phòng học, các phòng bộ môn: Hóa, Sinh – CN, Vật lý, Tin học, Khu thư viện, phòng hành chính. Năm học này trường có 32 lớp.
Năm học 1997-1998: Hơn 700m tường rào quanh trường được hòan thành. Năm học này trường có 52 lớp bậc THPT.
Đến năm học 2002 – 2003: Trường có 2560 học sinh, 60 lớp và 127 CB – GV - CNV
V.Thời kì 2002 – Nay: “Xây dựng trường chuẩn quốc gia”
Năm học 2003 – 2004: Trường có số lớp bậc THPT nhiều “kỉ lục” so với lịch sử gần 50 năm hình thành và phát triển – 67 lớp. Cũng trong năm học này, trường THPT Nguyễn Thái Bình được hình thành, hơn 30 thầy cô và gần 400 học sinh về công tác và học tập tại trường mới. Sau năm học này, số lớp đựơc giảm xuống tạo điều kiện để THPT Đức Trọng xây dựng đạt chuẩn.
Năm học 2005 – 2006: Trường còn 49 lớp, 105 CB - GV- CNV. Thầy Lê Phú Súy được điều động từ trường THPT Bán công Nguyễn Trãi về làm Hiệu trưởng.
Năm học 2006-2007: trường có 39 lớp, với 1615 học sinh. Quy họach tổng thể được xây dựng và phê duyệt. Cảnh quan, môi trường ngày càng xanh – sạch – đẹp. Hình thành khu công viên hoa, cây cảnh trước trường. Cuối năm học này, bắt đầu khởi công xây dựng dãy nhà 4 tầng – 19 phòng học, 05 phòng thí nghiệm thực hành.
Năm học 2007 – 2008: trường có 36 lớp với 1440 học sinh, gắn với nhiệm vụ nỗ lực thi đua dạy tốt – học tốt của thầy và trò là việc tiếp tục xây dựng dãy phòng học mới.
Năm 2008 – 2009: trường có 38 lớp, 1470 học sinh. Đến tháng 03/2009, dãy nhà 4 tầng được nghiệm thu và đưa vào sử dụng, trường dạy và học chính khóa 1 ca, CSVC của trường khang trang hiện đại gồm 40 phòng học, 04 phòng máy vi tính nối mạng, các phòng bộ môn Lý, Hóa, Sinh – CN, mỗi môn có 02 phòng, có 03 phòng nghe nhìn, 01 phòng học môn Anh văn, 21 máy chiếu projector, 16 máy chiếu đa vật thể, các tổ có phòng sinh họat độc lập.
Từ năm 2009 trở đi: trường có 39 lớp với gần 1500 học sinh.
* Về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học:
- 100% phòng học của học sinh được trang bị máy vi tính, máy chiếu projector, máy chiếu đa vật thể.
- Có 02 phòng học Anh văn, 04 phòng học Tin học, 06 phòng thực hành thí nghiệm cho các môn Hóa học, Vật lý, Sinh học.
* Chất lượng giáo dục:
- Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được khẳng định, năm sau cao hơn năm trườc thể hiện ở các mặt như: đạo đức học sinh, kết quả học tập cũng như các phong trào thi đua của ngành, trong đó tiêu biểu nhất là tham gia dự thi Intel Isef (sau này gọi là “Khoa học kỹ thuật”) từ khi Sở GD-ĐT Lâm đồng tổ chức cho đến nay nhà trường đều có tham gia và đạt nhiều giải cao được Sở GD-ĐT Lâm Đồng tặng giấy khen, được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen, đặc biệt trong 02 năm liền (2009, 2010) có 02 học sinh tham gia dự thi tại Mỹ.
- Phong trào Soạn bài giảng điện tử: các giáo viên của trường đã tham gia thi bài giảng e-learning do Sở cũng như Bộ GD-ĐT tổ chức và đạt nhiều giải cấp tỉnh, cấp quốc gia; được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen.
- Phong trào thi dạy học tích hợp cũng được nhiều giáo viên trong trường hưởng ứng tích cực và đã đạt nhiều giải cao cấp tỉnh và cấp quốc gia.
- Tỉ lệ học sinh đỗ Tốt nghiệp THPT ổn định, nhiều năm đậu 100%; đậu vào đại học và cao đẳng hằng năm là trên 90%; trong đó riêng học sinh đậu đại học từ năm 2011- nay đạt tỉ lệ từ 70-75%. Đặc biệt, năm học 2013 – 2014, lần đầu tiên trường THPT Đức Trọng được đứng vào tốp 200 trường phổ thông có điểm trung bình thi Đại học và Cao đẳng cao nhất nước và đã được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng bằng khen.
- Năm học 2014-2015, Thầy Nguyễn Hữu Thái được điều động từ trường THPT Nguyễn Thái Bình về làm Hiệu trưởng.
* Nhìn chung từ khi Trường THPT Đức Trọng được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đến nay, chất lượng toàn diện của nhà trường ngày càng được nâng lên. Tập thể thầy và trò nhà trường không ngừng phấn đấu để đạt được những thành tích cao, đáp ứng sự kỳ vọng của Ngành, của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như của nhân dân Huyện Đức Trọng.
Post a Comment